Ai ở đâu, ở đó triết lư tiếng Việt

về trang chủ

 

1. Công điện của thủ tướng Phạm Minh Chính “Sau ngày 31.7 ai ở đâu ở đấy...” có nghĩa là mọi người hăy ở yên nơi ḿnh ở. VTV1 ngày 23.8.2021 cũng nhắc lại tin này: “Chống dịch với nguyên tắc ai ở đâu, ở đó”. Các báo ngày 23.8.2021 nhất loạt đăng tin: Từ ngày 23-8, người dân TP HCM “ai ở đâu ở yên đó”; Đà Nẵng tiếp tục áp dụng biện pháp “ai ở đâu ở yên đấy”, Hà Nội ngày siết chặt "ai ở đâu ở yên đó"...

Vậy th́ “ai ở đâu, ở yên đó (/đấy)” dư từ yên. Tạm bỏ qua chuyện này.

Điều thú vị là chỉ với mấy từ hỏi phiếm định ai, đâu và một đại từ thay thế đấy (hoặc đó) mà câu ai ở đâu, ở đó lại có nghĩa khái quát tuyệt đối: mọi người hăy ở yên nơi ḿnh ở.

Con đường h́nh thành nghĩa trên đây liên quan đến một triết lư của người Việt và do đó của tiếng Việt: tác động tới yếu tố phiếm định là tác động tới tất cả, tức là tác động một cách tuyệt đối tới mọi đối tượng. Nói vậy khá trừu tượng. Chúng ta minh họa qua vài ví dụ.

Ai, nào, ǵ, sao, đâu,...là những từ hỏi, nhưng không hỏi một đối tượng cụ thể nào nên chúng là những từ phiếm định.

Trong “Tôi ăn cơm”, từ ăn tác động tới bổ ngữ cơm. C̣n trong “Tôi không ăn ǵ”, “Tôi không ăn cơm” th́ cụm từ không ăn cũng tác động tới từ hoặc cơm. Ǵ là yếu tố phiếm định nên tôi không ăn ǵ mang nghĩa tuyệt đối, tôi không hề ăn một thứ ǵ. Trong câu so sánh “Không có ǵ quư hơn độc lập tự do” cũng thế, độc lập tự do là quư nhất, quư tuyệt đối, không có thứ ǵ quư hơn. Trong câu phủ định-bác bỏ cũng vậy. (Chồng:) Thằng Tuấn dạo này cũng thay đổi đấy chứ!/ (Vợ:) Ông th́ biết cái ǵ!” (p. VTV3, Trái tim có nắng, t.20); Người vợ đă chất vấn yếu tố phiếm định “cái ǵ” dẫn tới bác bỏ một cách tuyệt đối lời nhận xét của chồng về con trai: Ông hoàn toàn không biết ǵ về thằng Tuấn. Trên trang ViệtNamNet ngày 25.9.2007 có câu “Như vậy, chẳng cần biết anh đang ở đâu trong không gian đời này, tôi luôn “reach” được số nhà của anh trong không gian liên lạc. Vậy là tôi luôn t́m ra nhà anh (một cách tuyệt đối).

Trên đây là những câu hỏi. Với câu phủ định hay khẳng định cũng vậy. Chúng ta nêu vài ví dụ với từ ai.

Tiếng Việt có kiểu chất vấn để phủ định-bác bỏ. (Khi vui th́ vỗ tay vào/) Đến khi hoạn nạn th́ nào  thấy ai” (ca dao). Nào thấy ai là câu chất vấn-bác bỏ yếu tố phiếm định, nên có nghĩa là tuyệt đối không hề thấy một người nào. “Nếu ngài không ra tranh cử th́ c̣n ai nữa?’ (VTP, Giông Tố)  Câu hỏi “c̣n ai nữa” là lời chất vấn yếu tố phiếm định ai, dẫn tới sự phủ định không c̣n ai nữa. Phủ định ai, một người phiếm định, là phủ định tuyệt đối không c̣n một ai nữa. “Người tử tế th́ phải thế chứ! Ai như ông Đức nhà ḿnh.” (p.VTV3, Trở về giữa yêu thương, t.20 ). Trong câu này “[Có] ai như ông Đức nhà ḿnh” cũng là câu chất vấn – bác bỏ, nên thành ra nghĩa không ai như ông Đức nhà ḿnh. Tức là một cách tuyệt đối, không c̣n ai giống ông Đức nhà ḿnh. “Sau mấy năm, giá đất tăng lên mấy chục lần, ai mà chả xót”. (p. VTV3, Sinh tử, t.22). “Ai mà chả xót” lại cũng là câu chất vấn-bác bỏ nên thành ra nghĩa không ai chả xót. Phủ định yếu tố phiếm định ai là phủ định tất cả. Vậy một cách tuyệt đối mọi người đều xót của.

2.    Tiếng Việt có những cặp từ hô ứng ai – (n)ấy; nào - (n)ấy; đâu – đấy; đâu – đó; bao – bấy...

Những đại từ thay thế ấy, nấy, đó, đấy đứng sau nên tác động tới những từ hô gọi phiếm định đứng trước tương ứng ai, nào, đâu... và tạo ra nghĩa hoàn chỉnh (tuyệt đối) về hành động, tính chất trong phạm vi mà từ hô gọi nêu ra.

           Mấy ông quan họ chuyên việc tiếp khách, ai nấy nhuễ nhoại bồ hôi (Ngô Tất Tố, Lều chơng, 20); Vậy là tất cả các ông quan họ chuyên việc tiếp khách đều nhuễ nhoại mồ hôi.Sắp xếp công việc xong đâu đó (/đấy)  tôi mới đi”; Ngày nào cũng như ngày nấy, cô học đến 2 giờ sáng (…)” (TT,21.4.2019); Mẹ cho bao nhiêu con xin bấy nhiêu; “Anh đă nhất quyết sống như thế. Chỉ có t́nh thương yêu, nhất quyết không c̣n sợ. Sợ cái ǵ mất cái đó.”   (Lê Lựu, Thời xa vắng, 187)

Vậy là ai ở đâu, ở đó  đồng nghĩa với ai ở đâu, ở yên đó đều là lời khẳng định tuyệt đối. Nhưng hai câu trên lại không đồng nghĩa với một tít báo sáng 24.8.2021: [Công điện của thủ tướng vẫn nhắc:] ở đâu yên đấy”. Bởi câu này c̣n có thể  hiểu theo quan hệ nhân quả như trong câu ca dao: “Làm trai cho đáng nên trai//Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên.” tức là ở đâu, đấy yên.

 Nếu đảo lại trật tự th́ chỉ c̣n là câu hỏi “ai ở đó, ở yên đâu?” Thậm chí thành câu phủ định-bác bỏ ai ở đó có ở yên đâu. 

Tiếng Việt đặc sắc ở những từ hỏi phiếm định là như vậy.

                                                                        Nguyễn Đức Dân

 

 

Địa chỉ tác giả:

118 đường 3/2 quận 10, Chung cư Hà Đô (J1, 19-08); đt:0919420274